luật sư cố vấn doanh nghiệp

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Tư vấn sở hữu trí tuệ, bản quyền

Tư vấn kế toán thuế

Tư vấn mã số mã vạch, Tiêu chuẩn chất lượng

Tư vấn lao động, bảo hiểm xã hội

Thay đổi đăng ký kinh doanh
    Thứ sáu, Ngày 19/04/2024  
Hotline: Hãng Luật Anh Bằng: TVPL- 0913 092 912
Dịch vụ
Doanh nghiệp - Đầu tư
Kế toán thuế Doanh nghiệp
Dân sự - Đất đai - HNGĐ
Tranh tụng
Khiếu nại - Tố cáo
Tư vấn Hợp đồng
HỖ TRỢ Online


Album

 
Home > Dân sự - Đất đai - HNGĐ >
 Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...? Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...? , Hãng luật Anh Bằng

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ ?

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tuân thủ trình tự, thủ tục nghiêm ngặt luật định nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất. Khi nắm rõ trình tự, thủ tục thu hồi đất người dân có thể tự mình giám sát và bảo vệ quyền lợi của mình nếu trình tự, thủ tục thu hồi đất thực hiện không đúng, vi phạm pháp luật.

Điều 69, Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm các bước như sau:

Thứ nhất: Thông báo thu hồi đất: Trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo

Thứ hai: Thẩm quyền thu hồi đất: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất

Thứ ba:  Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất: Sau khi có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau: tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Thứ: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất. Phương án tái định cư: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

Thứ năm: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân: Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Thứ sáu: Hoàn chỉnh phương án: Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ bảy: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện: Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Thứ tám: Tổ chức chi trả bồi thường: Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước. Về vấn đề này, Nghị định 47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng quy định rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó.

Lưu ý: Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.

Bước 9:  Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất. Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, khi có đủ các điều kiện: người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế; Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất: UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất; UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.

Người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng giải quyết vụ án hành chính.

Hãng Luật Anh Bằng xin trân trọng gửi tới Quý bạn đọc tham khảo *. Nếu có bất kỳ vấn đề bận tâm về điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, xác đinh loại đất, đơn giá bồi thường về đất, tài sản trên đất, hỗ trợ, tái định cư; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khi nhà nước thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7).

Trân trọng!

Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | Hôn nhân gia đình | Lao động | Hành chính | Kinh tế | Hình sự | Thi hành án.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, Ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459 | E : luatsuanhbang@gmail.com * Web: hangluatanhbang.vn | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng 



    Các Tin khác
  + Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ? (16/02/2024)
  + Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ? (19/11/2023)
  + Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ? (29/10/2023)
  + Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm (09/02/2023)
  + Hãng Luật Anh Bằng - Những án lệ về Dân sự, Thừa kế, Đất đai, HNGĐ, Lao động, Kinh doanh thương mại (29/01/2023)
  + Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội. (28/01/2023)
  + Thế nào là bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm?. Chế tài xử lý. (03/05/2022)
  + Mua bán nhà đất bằng Giấy viết tay, có được cấp Bìa đỏ không? (03/05/2022)
  + Quy định về Trình tự, Thủ tục Khiếu nại lĩnh vực đất đai. (03/05/2022)
  + Thế nào được coi là sử dụng đất ổn định, lâu dài ?. (03/05/2022)
  + Quy định về thừa kế theo pháp luật. (03/05/2022)
  + Cho vay tiền bằng miệng, có kiện đòi được không ?. (03/05/2022)
  + Thủ tục khởi kiện vụ án Ly hôn tại Tòa án. Hãng Luật Anh Bằng. (03/05/2022)
  + Chồng không ký đơn có ly hôn được không ? Thủ tục như thế nào ? (03/05/2022)
  + Khai nhận, phân chia Di sản thừa kế như thế nào ? (03/05/2022)
  + Luật sư đơn thư Khiếu Kiện, đại diện biện hộ, bảo vệ. (03/05/2022)
  + Di chúc miệng có hiệu lực, giá trị pháp lý không ? (03/05/2022)
  + Luật sư giỏi, chuyên lo về Đơn thư Khiếu, Kiện, tranh tụng, đại diện biện hộ, bảo vệ. (03/05/2022)
  + Tìm Luật sư giỏi, Văn phòng Luật sư gần Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội tại Quận cầu Giấy. (03/05/2022)
  + Tìm Luật sư giỏi tại Quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Nam Từ liêm, Bắc Từ Liêm Hà Nội. (03/05/2022)
 
Tin tức, sự kiện
Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ? Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ?
Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ? Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ?
Quy định về quyền, nghĩa vụ của Người tố cáo Quy định về quyền, nghĩa vụ của Người tố cáo
Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - Chế tài xử phạt như thế nào ? Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - Chế tài xử phạt như thế nào ?
Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ? Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ?
Như thế nào là chứng cứ ngoại phạm ? Như thế nào là chứng cứ ngoại phạm ?
Quy định về Án treo, Điều kiện hưởng án treo. Quy định về Án treo, Điều kiện hưởng án treo.
Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm
Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội. Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...? Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...?
Văn bản pháp luật mới

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Thông tư 120/2021/TT-BTC Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Nghị định số 110/2021/NĐ-CP Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Nghị định số 102/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự
Thông tư số 100/2021/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
ĐÔI TÁC
Thống kê truy cập
Số người online: 18
Total: 4968738

 

 

HÃNG LUẬT ANH BẰNG

VP tại HN: P905, tòa nhà CT4-5, ngõ 6, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP tại HCM: 15B, đường số 22, P. Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 092 912

Zalo: 0982 692 912

Dây nói: 0243.7.675.594 | Fax: 37.675.594

Email : luatsuanhbang@gmail.com

  Copyright © ANHBANGLAW 2010

 ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT:  0913 092 912 - 0982 69 29 12

Google + Hon Nguyễn